Video

hình ảnh khách hàng

Chia sẻ khách hàng

Thanh Huyền (Quận 7)

Xem Thêm >>

Cách giảm sưng tím sau khi phẫu thuật nâng mũi

Sau khi phẫu thuật nâng mũi, hầu hết mọi người đều gặp phải tình trạng phần mũi sưng tím và phải nhiều ngày mới hết. Đây là hiện tượng bình thường do các mạch máu bị tổn thương do các thao tác bóc tách, khâu luồn sâu vào dưới da trong quá trình phẫu thuật. Đồng thời, việc sưng bầm cũng hình thành do máu không thoát được ra ngoài trong quá trình hậu phẫu, tụ lại dưới da gây sưng tím. Vậy làm thế nào để giảm hiện tượng này?

 

Trước hết, để giảm thiểu tối đa vết sưng tím, ta cần biết rõ tiến triển của hiện tượng này. Thông thường, vết sưng tím sẽ có 5 giai đoạn

+ Vết bầm có màu đỏ tươi của máu khi vừa mới bị tổn thương.

+ Vết bầm chuyển sang màu xanh dương hoặc màu đỏ tía (do các chất sắt tạo màu đỏ trong máu chuyển hoá) sau 1-2 ngày kể từ thời điểm bị tổn thương.

+ Vết bầm chuyển sang màu xanh lá cây sau 6 ngày kể từ thời điểm bị tổn thương.

+ Vết bầm chuyển sang màu vàng nâu sau 8 ngày kể từ thời điểm bị tổn thương.

+ Vết bầm chuyển về màu da bình thường.

Trung bình một vết bầm mất từ 2-3 tuần để biến mất hẳn và trả lại trạng thái bình thường cho da. Tuy nhiên, tình trạng này còn phụ thuộc vào một vài yếu tố dưới đây:

 

Theo cơ địa của bạn: Cùng một tay nghề bác sĩ, cùng một kỹ thuật và điều kiện chăm sóc hậu phẫu giống nhau, nhưng với những người có cơ địa “độc” (như mọi người hay gọi) sẽ có thời gian hết bầm tím và sưng nề lâu hơn.

 

Qúa trình chăm sóc hậu phẫu: Sau phẫu thuật, bạn sẽ được kê đơn thuốc kèm theo hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu. Càng làm đúng những chỉ dẫn này, bạn sẽ càng hồi phục nhanh chóng.

 

Tay nghề của bác sĩ và cơ sở thực hiện phẫu thuật: Nếu bác sĩ với thao tác chính xác và đúng kỹ thuật thì sẽ giảm thiểu được tối đa tình trạng mũi bị sưng nề hoặc bầm tím.

Hiện tượng sưng tím này không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ, một số phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn giảm thiểu hiện tượng này nhanh chóng

 

Chườm đá:

Sau khi phẫu thuật, nên chườm đá liên tục vào vết thương trong vòng 24h để giảm tình trạng sưng tấy. Tuy nhiên bạn cũng cần thận trọng, không nên để nước đá dính vào vết thương.

 

Chườm ấm:

Phương pháp chườm ấm được sử dụng khi bạn chườm đá sau 48 giờ mà vết bầm tím vẫn còn. Hoặc được sử dụng trong trường hợp va đập mạnh, máu tụ nhiều. Bạn chỉ cần lấy một chiếc khăn ấm, một chai nước nóng, túi nóng hoặc trứng gà nóng để chườm lên vết bầm tím, xoa bóp nhẹ nhàng để làm máu được lưu thông tan vết máu bầm tụ. Lưu ý tránh nước quá nóng để tránh trường hợp bị bỏng.

 

Nha đam, ngò tây và dứa

 Bạn nên biết, nha đam, ngò tây và dứa có tác dụng kháng sinh tốt, mau liền vết thương, giàu vitamin giúp cho những vết bầm tím mau chóng được cải thiện, giảm bớt sưng viêm. Hãy xay nhuyễn nha đam và ngò tây rồi trộn hỗn hợp này thoa lên vùng bầm tím mỗi ngày 3 lần để giảm đau và nhanh tan máu bầm, còn với thơm thì nên ép để uống hằng ngày.

 

Ăn dứa hoặc đu đủ

Dứa, đu đủ có chứa một loại enzyme tiêu hóa gọi là bromelain làm phân hủy các protein có thể làm tan máu bầm và chất dịch trong các mô của bạn. Hãy ăn thật nhiều dứa nhất có thể để hấp thụ các bromelain.

 

Bôi mật gấu

Dùng một chút mật gấu chấm nhẹ vào vùng bầm tím khoảng 2-3 lần/ngày, vùng máu tan sẽ nhanh chóng tiêu đi, sưng viêm cũng sẽ giảm. Tránh không để mật gấu dính vào vết mổ, và nên pha loãng trước khi sử dụng.

 

Vận động nhẹ nhàng

Sau khi phẫu thuật 1-2 ngày, bạn nên đi lại, vận động nhẹ nhàng.

 

Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ:

Các đơn thuốc kháng sinh sau phẫu thuật sẽ giúp bạn giảm sưng nề, bầm tím và ngăn ngừa viêm nhiễm.

Chat hỗ trợ
Chat ngay